Có Nên Học Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Không

Có Nên Học Ở Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Không

Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang dần chuyển mình để phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tri thức của người dân, do đó đang trở nên tất yếu. Giáo dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong nền đào tạo nước nhà, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có một nỗi lo là có nên học giáo dục thường xuyên không và liệu có tương lai cho con em của mình hay không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé!

Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang dần chuyển mình để phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tri thức của người dân, do đó đang trở nên tất yếu. Giáo dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong nền đào tạo nước nhà, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có một nỗi lo là có nên học giáo dục thường xuyên không và liệu có tương lai cho con em của mình hay không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé!

Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên

Trong mỗi quận, huyện thuộc tỉnh thành phố đều có đào tạo giáo dục thường xuyên. Lượng học sinh theo học rất nhiều với chất lượng chuyên môn cao. Có nên học giáo dục thường xuyên hay không? Tuy giáo dục không chính thức, giáo dục thường xuyên có những lợi ích nhất định:

Trong nội dung giảng dạy, kiến thức hệ giáo thường xuyên nằm trong sách giáo khoa chương trình cơ bản của giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, sẽ có những nội dung được lược bớt để phù hợp với người học. Nhờ đó chương trình đơn giản dễ học, tiết kiệm chi phí hơn. Đặc biệt sau khi học chương trình lớp 12 xong, học sinh sẽ được tham gia vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT, được Bộ giáo dục cấp bằng Tốt nghiệp THPT theo đúng tiêu chuẩn.

Chương trình có cập nhật tri thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp và cả đời sống cá nhân. Giúp người học không “mù chữ hành dụng”, trang bị đầy đủ các kỹ năng trong cuộc sống. Hệ thống cũng có chương trình giúp đối tượng theo học từng bước thoát nghèo đa chiều. Đầu tiên là xóa nghèo tri thức, sau đó làm giàu tri thức, tự xóa nghèo nhân văn, gia tăng thu nhập bản thân.

Người theo học cũng được thầy cô giáo tập trung khuyến khích phát huy năng lực tiềm ẩn trong mình. Điều mà giáo dục phổ thông chưa bộc lộ, thì nay ở hệ đào tạo sẽ được tập trung toàn diện.

Học trung tâm giáo dục thường xuyên có được thi đại học không?

Sau khi hoàn tất chương trình học THPT lớp 12, các thí sinh sẽ được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chung với các thí sinh của các trường THPT. Nếu đỗ sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Theo đó, các thí sinh có đủ điều kiện để dự thi vào các trường Đại học/Cao đẳng/ Trung cấp trên khắp cả nước.

Không những vậy, các thí sinh học bổ túc văn hóa sẽ được cộng tối đa 4 điểm vào tổng điểm thi, nếu:

Theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về điều kiện dự tuyển đại học như sau:

Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

Như vậy theo quy định này thì các thí sinh học trung tâm GDTX vẫn được dự thi đại học. Hy vọng với tất cả thông tin cung cấp đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc.

Điều kiện học ở trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?

Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là loại hình trường học có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho học viên để nâng cao trình độ văn hóa, học vấn, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Việc học tại TTGDTX cũng có những điều kiện riêng cần đáp ứng để đảm bảo chất lượng học tập.

Ngoài ra, TTGDTX còn có những chính sách hỗ trợ học viên như: hỗ trợ tài chính (học bổng, miễn giảm học phí…), hỗ trợ về mặt học tập (tư vấn, hướng dẫn, bổ sung kiến thức…), hỗ trợ việc làm (giới thiệu việc làm, đào tạo nghề).

Tóm lại, điều kiện học tại TTGDTX rất linh hoạt và tạo điều kiện tối đa cho học viên có cơ hội tiếp cận giáo dục. Bất kể ai cũng có thể đăng ký học tại TTGDTX, bất kể tuổi tác, trình độ học vấn hay tình hình kinh tế – xã hội. Với sự hỗ trợ của nhà trường, học viên sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển bản thân một cách hiệu quả.

Học trung tâm giáo dục thường xuyên có tốt không?

Trung tâm giáo dục thường xuyên là một loại hình trường học khác với trường phổ thông thông thường, dành cho những người đã nghỉ học hoặc không có cơ hội học tập từ nhỏ. Việc học ở trung tâm giáo dục thường xuyên mang đến cả những ưu và nhược điểm nhất định, tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân.

Tóm lại, học trung tâm giáo dục thường xuyên có thể là một lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn học tập song song với công việc hoặc gia đình. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng đào tạo, hình thức học tập và khả năng công nhận bằng cấp trước khi đưa ra quyết định.

Vậy có nên học giáo dục thường xuyên hay không?

Trong thời điểm hiện tại khi xã hội đã phát triển hơn, câu hỏi này đã trở nên lỗi thời. Chương trình đào tạo ngoài chính quy không chỉ riêng vấn đề trình độ học vấn mà còn là những kiến thức về kỹ năng mềm.

Nhà tuyển dụng bây giờ rất mong muốn ứng viên và nhân viên sở hữu những kỹ năng mềm có thể đáp ứng công việc. Tuy vậy, vẫn còn một số người có định kiến và sự phân biệt bằng cấp. Đây là điều không thể thay đổi được, do đó, không liên quan đến hệ thống đào tạo.

Bên cạnh đó, hệ thống Đào tạo nghề hiện nay đã không còn là giải pháp tình thế khi không đậu Đại học. Đây đã trở thành hướng đi của nhiều học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông, hay cả sau khi hoàn thành Trung học cơ sở. Trường trung cấp nghề hiện ngày càng mở ra nhiều hơn trên cả nước.

Điểm bất lợi của giáo dục thường xuyên

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt với thì vẫn có những điểm bất lợi tồn tại song song. Để quyết định có nên học giáo dục thường xuyên không bạn cần phải phân tích kỹ những khó khăn mà hệ đào tạo này mang lại.

Điểm bất lợi đầu tiên là một số giáo viên chỉ vừa mới tham gia hệ thống, còn hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động. Đối tượng học sinh đa dạng, trình độ kiến thức không đồng đều. Khả năng tiếp thu và nhận thức học tập vì thế càng không cân xứng. Dẫn đến khó đào tạo đồng bộ đạt kết quả cao.

Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ việc dạy học còn thiếu. Rất nhiều nơi chưa có phòng thư viện hay các phòng đào tạo chuyên nghiệp khác. Mục đích và điều kiện học tập khác biệt rõ rệt giữa học viên với nhau cũng là một vấn đề lớn. Ví dụ như học để lấy bằng, một số khác để củng cố địa vị công tác. Do đó quá trình và kết quả học tập sẽ có sự chênh lệch.

Nên học trường THPT hay giáo dục thường xuyên?

Đây là một câu hỏi được nhiều gia đình và học sinh cân nhắc khi sắp kết thúc cấp học THCS. Việc lựa chọn giữa hai con đường này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như mục tiêu nghề nghiệp, hoàn cảnh cá nhân và khả năng học tập của mỗi học sinh.

Trường THPT là con đường truyền thống để tiếp tục học lên đại học hoặc cao đẳng. Trường THPT cung cấp chương trình giáo dục toàn diện theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với thời gian học là 3 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể xét tuyển vào các trường đại học hoặc cao đẳng theo khối thi và điểm thi phù hợp.

Giáo dục thường xuyên là hình thức giáo dục song song với giáo dục chính quy. Chương trình giáo dục thường xuyên được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập của những người không có cơ hội theo học chính quy, chẳng hạn như người đi làm, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc người muốn học nghề.

Tóm lại, việc lựa chọn giữa học trường THPT hay giáo dục thường xuyên phụ thuộc vào mục tiêu, hoàn cảnh và khả năng học tập của mỗi học sinh. Nếu học sinh có mục tiêu rõ ràng, muốn tiếp tục học lên đại học hoặc cao đẳng, thì trường THPT là sự lựa chọn tốt hơn. Còn nếu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phải cân bằng giữa công việc và học tập, muốn học nghề hoặc có mục tiêu học tập không quá cao thì giáo dục thường xuyên là một giải pháp phù hợp.