Học Bổng Chắp Cánh Ước Mơ Dau Tay Du Ký

Học Bổng Chắp Cánh Ước Mơ Dau Tay Du Ký

Với nhiều năm kinh nghiệm, với uy tín và thương hiệu, với năng lực hoạt động và chất lượng dịch vụ, mỗi năm Công ty TAMAX GROUP đưa đi trung bình hơn 2.000 chuyên gia, lao động, thực tập sinh trong các ngành nghề khác nhau sang làm việc tại nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,  Rumania, Malaysia, Trung Đông,…

Với nhiều năm kinh nghiệm, với uy tín và thương hiệu, với năng lực hoạt động và chất lượng dịch vụ, mỗi năm Công ty TAMAX GROUP đưa đi trung bình hơn 2.000 chuyên gia, lao động, thực tập sinh trong các ngành nghề khác nhau sang làm việc tại nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,  Rumania, Malaysia, Trung Đông,…

Đã rời trường nhưng quyết tâm trở lại

Bạn Huỳnh Thanh Khánh - Ảnh: LÂM NGUYÊN

Huỳnh Thanh Khánh hiện đang học lớp 12C6 Trường THPT Phú Tân. Khánh là con lớn trong gia đình đến năm anh em ở khóm 3, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau). Ngôi nhà bảy người trong gia đình đang ở vốn được người ta cho thuê giá rẻ.

Cha Khánh đi biển đánh bắt gần bờ. Mẹ bạn vốn mang nhiều thứ bệnh. Hôm nào khỏe bà tranh thủ bán xôi hay làm móng dạo, bữa mệt chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc vặt.

Hết lớp 10, cả cha và mẹ đều đổ bệnh. Gánh nặng cơm áo gạo tiền buộc Khánh đành gác chuyện học, theo ghe đi biển. Vóc người nhỏ nhưng nhanh nhẹn, Khánh trở thành trụ cột gia đình ở tuổi 16 với cả nhà bảy miệng ăn. Chuyện cậu học trò nghèo buộc phải dừng học khiến ai biết cũng tiếc.

Gián đoạn một năm, Khánh quyết tâm trở lại trường trong niềm vui và sự động viên của gia đình, thầy cô và các bạn. Cậu bạn ấy vẫn giữ kết quả học tập khá trong năm lớp 11 đi học lại. Cha Khánh sức khỏe yếu hơn nên cũng không còn ra khơi như trước, giờ ai thuê gì làm ấy miễn vừa sức. Bệnh tình của mẹ có phần nhẹ bớt sau phẫu thuật.

Đã đi gần tới những ngày cuối thời học sinh, Khánh mơ ước được vào một trường đại học chuyên về nuôi trồng thủy sản.

"Mình muốn đi học rồi đem kiến thức ấy về hỗ trợ bà con vùng ven quê nhà phát triển mạnh nghề nuôi tôm công nghiệp" - Khánh khoe.

Nhưng hơn hết, Khánh hiểu mình phải có công việc ổn định mới lo được cho gia đình, hướng dẫn bốn đứa em.

Một năm lăn lộn cùng sóng biển, bạn hiểu hơn ai hết hạnh phúc khi còn được đến trường. Khánh đang dồn hết sức mình cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phía trước còn không lâu nữa. Và chưa bao giờ cậu bạn ấy ngừng tin rồi đời mình sẽ đón nhận những tia sáng hy vọng, tràn đầy tin yêu dẫu cuộc sống có vất vả đến mấy.

Bạn Phạm Diễm My bên góc học tập của mình - Ảnh: NGỌC HUYNH

Có lẽ không quá lời khi nói mỗi ngày đều là thử thách với cô bé Phạm Diễm My (lớp 8A2 Trường THCS Thạnh Phú) ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).

Ở cái tuổi bạn bè đồng trang lứa chỉ lo ăn học rồi vô tư vui chơi thì Diễm My đã phải cùng gia đình nhỏ đối mặt với nhiều khó khăn liên tiếp.

Diễm My vắng bóng cha từ bé, sống cùng mẹ và hai người cậu. Nhà không có ruộng đất, cũng không có tài sản gì đáng giá. Chi tiêu hằng ngày trông chờ vào khoản tiền ít ỏi mẹ đi làm thuê. Cứ ai thuê gì làm đó, khi giặt giũ, lúc dọn dẹp nhà cửa chứ không có việc nào ổn định.

Nhưng căn bệnh trĩ nhiều năm qua vốn là áp lực đè nặng đôi vai gầy yếu của mẹ. Mỗi lần mẹ phải đi Cần Thơ khám và lấy thuốc là một nỗi lo không nhỏ. Nên cũng có những tháng nhà không còn tiền, bà đành âm thầm chịu đau một mình chứ biết làm sao!

Dẫu cuộc sống vốn chẳng dịu dàng với Diễm My song bạn ấy vẫn chưa bao giờ từ bỏ hy vọng hay ngừng nỗ lực. Hè đến là lúc My lang thang qua các con đường đi bán vé số dạo. Vừa có thêm thu nhập phụ mẹ, vừa có thể để dành chút ít tự lo mua sách vở, quần áo chuẩn bị cho năm học mới.

Ở trường, cô học trò Diễm My được thầy cô và bạn bè nhắc đến là học sinh mẫu mực, tính tình hiền lành, siêng năng và chăm chỉ học tập.

Đã nhiều năm liền cô bé đều đạt học sinh giỏi, phần nào trở thành nỗi tự hào của gia đình, niềm an ủi cho người mẹ nghèo. Niềm tin ấy vẫn đang dẫn bước cô bé đi trên hành trình đời mình dẫu biết phía trước còn lắm chông gai.

Chờ đón bài viết giới thiệu ứng viên

Học bổng Chắp cánh ước mơ do báo Tuổi Trẻ và Trường ĐH Văn Hiến thực hiện với kinh phí 19 tỉ đồng trong ba năm. Năm đầu tiên, chương trình dành 100 suất (4 triệu đồng/suất) cho học sinh THCS và THPT của 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các năm tiếp theo sẽ dành cho khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.

Học sinh phải có hạnh kiểm tốt, học lực khá giỏi, có hoàn cảnh khó khăn, ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. Đặc biệt, các trường hợp ứng tuyển học bổng phải được bạn bè cùng lớp, thầy cô ở trường, người dân trong vùng và bạn đọc báo Tuổi Trẻ giới thiệu với chương trình.

Bài viết về hoàn cảnh học sinh, sinh viên ứng tuyển học bổng không quá 800 chữ (file word). Các hình ảnh, video clip (nếu có) về trường hợp được giới thiệu vui lòng gửi thành file riêng, không dán chung trong file bài viết.

Bạn đọc gửi bài về email: [email protected]; ĐT: 0283.997.38.38 (gặp Ban công tác xã hội báo Tuổi Trẻ). Chương trình đang nhận bài viết giới thiệu, kéo dài đến hết ngày 5-6. Dự kiến lễ trao học bổng được tổ chức tại Đồng Tháp trong tháng 6.