Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 2/2023 tăng 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 11,5% so với tháng 2/2022, đạt 2,29 tỷ USD. Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2023 kim ngạch đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 2/2023 tăng 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 11,5% so với tháng 2/2022, đạt 2,29 tỷ USD. Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2023 kim ngạch đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong năm 2024, ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như:
Mặc dù trải qua năm 2023 đầy khó khăn nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD vào năm 2024, tăng 4 tỷ USD so với năm 2023.
Để đạt được kết quả trên, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cần tập trung đẩy mạnh quá trình xanh hóa trong sản xuất dệt may để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Một khó khăn khác của ngành dệt may Việt Nam là vấn đề thuế phí khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Bangladesh hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn của ngành dệt may nước ta khi áp dụng chuyển đổi xanh từ sớm và có lợi thế về nhân công giá rẻ. Cụ thể:
Về lâu dài, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ rất khó duy trì đơn giá thấp để cạnh tranh với Bangladesh.
Theo ông Vũ Đức Giang, ngành dệt may Việt Nam sẽ định hướng chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Duy trì mục tiêu làm các đơn hàng khó, kết cấu sản phẩm phức tạp, chuyển đổi sản phẩm nhanh và mang tính thời trang. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh triển khai việc sản xuất bền vững, xanh hóa và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất.
Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may vẫn nỗ lực vượt qua và có những thành tựu đáng ghi nhận.
Trong năm 2023, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu sang 104 thị trường, vùng lãnh thổ lớn nhỏ. Trong đó có những thị trường mới như Châu Phi, Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường sang các thị trường vừa và nhỏ giúp kim ngạch xuất khẩu toàn ngành may mặc không bị giảm sâu. Giảm dần sự phụ thuộc của ngành dệt may vào các thị trường lớn.
Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng dần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 39 mặt hàng may mặc đến các thị trường. Trong đó, jacket là mặt hàng có lượng xuất khẩu cao nhất với kim ngạch 4.385 tỷ USD.
Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, cơ cấu xuất khẩu của ngành ghi nhận sự thay đổi rõ rệt:
Dựa trên số liệu thống kê ngành dệt may của Data Factory VIRAC có thể nhận định, sản lượng sản xuất các sản phẩm may mặc trong nước cũng có sự thay đổi rõ rệt như:
Đứng trước nhu cầu chuyển đổi phương thức sản xuất để phù hợp với yêu cầu từ các thị trường lớn. Các doanh nghiệp dệt may đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh, ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất.
Theo số liệu thống kê ngành dệt may – Data Factory VIRAC, sản lượng sản xuất vải dệt thoi khác từ sợi bông tăng mạnh trong năm 2023. Tính riêng quý 4/2023, sản lượng sản xuất vải dệt thoi từ sợi bông đạt x nghìn m2, bằng tổng sản lượng 3 quý đầu năm 2022 gộp lại và gấp gần 2 lần tổng sản lượng cả năm 2021. Nhu cầu tiêu thụ vải dệt từ sợi bông cũng duy trì đà tăng mạnh từ quý 3/2021 đến nay.
Nhu cầu tiêu thụ vải dệt thoi từ sợi tơ tằm cũng tăng mạnh từ quý 1/2022. Theo số liệu thống kê ngành dệt của Data Factory VIRAC, sản lượng tiêu thụ vải dệt thoi từ sợi tơ tằm quý 4/2023 đạt x nghìn m2, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng sản xuất vải dệt thoi cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi đạt x nghìn m2 vào quý 4/2023, tăng xx% so với cùng kỳ 2022.
Sản lượng tiêu thụ sợi xe từ các loại sợi tự nhiên: bông, đay, cói… cũng ghi nhận mức tăng trưởng ổn định. Theo số liệu thống kê ngành dệt – Data Factory VIRAC, năm 2023 toàn quốc tiêu thụ x triệu tấn sợi xe từ các loại sợi tự nhiên, tăng x% so với năm 2022 và y% so với năm 2021.
Như vậy có thể nhận định, các doanh nghiệp dệt may đang dần chuyển sang sử dụng các nguyên vật liệu từ tự nhiên như bông, cói, đay,…
Data Factory VIRAC – nền tảng đầu tiên phục vụ nhanh chóng mọi nhu cầu phân tích với hệ thống dữ liệu đa chiều và chuyên sâu về các ngành kinh tế Việt Nam.
Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.
Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.
Trải nghiệm hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory – VIRAC ngay tại đây.
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của dệt may Việt Nam đạt khoảng 31 tỷ USD. Số liệu tổng của tháng 9 cho thấy, KNXK ngành hàng này trong tháng 9/2024, đạt 2,98 tỷ USD, giảm 26,5% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 16,0% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, hàng dệt may đạt 27,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024. (Ảnh: kinhtechungkhoan.vn)
Là ‘ông lớn’ trong ngành dệt may, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng khá khả quan. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2024 của tập đoàn tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn trong 3 quý của năm cũng có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm trước với doanh thu hoàn thành 73,6% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ; lợi nhuận bằng 80% kế hoạch, tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Khả năng về đích đúng kế hoạch của Tập đoàn năm 2024 được nhận định có ‘cửa sáng’.
Theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Thêu đan TP. Hồ Chí Minh, từ khoảng cuối quý I, đầu quý II/2024, đơn hàng của doanh nghiệp dệt may trong nước có chuyển biến tích cực, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu giữ được đà tăng trưởng ổn định. Nhờ đó, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam dự báo sẽ chạm mốc 44 tỷ USD trong năm 2024.
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Trung tâm TTCN-TM) nhận định, trong 9 tháng năm 2024, KNXK hàng dệt và may mặc của Việt Nam tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023 cho thấy hoạt động XK ngành dệt may đang cải thiện tích cực, khi tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Trong đó, những thị trường XK chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng; Thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, XK hàng dệt may; tuy nhiên, XK sang châu Âu (EU) vẫn chậm.
Thời điểm hiện tại, tín hiệu đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước khá tích cực. Việt Nam là nước duy nhất trong 4 quốc gia XK dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng từ 17,6% lên 18,3%; châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng XK dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở thị trường này khoảng 4,4%, …
Bộ Công Thương cho hay tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi, việc giảm tồn kho của các hãng thời trang và các chính sách tiền tệ nới lỏng đang tạo ra một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho đơn hàng dệt may trong những tháng cuối năm và mở ra triển vọng tích cực cho năm 2025.
Theo các chuyên gia, với những tín hiệu khả quan từ thị trường, ngành dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ đạt mục tiêu đề ra là 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.
Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu thị trường chưa cải thiện ổn định, cước vận tải biển, chi phí sản xuất… được dự báo tiếp tục tăng tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất, kinh doanh.
Do đó, các doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng vào giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng mà còn cần đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững. Đặc biệt, tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản, yêu cầu về các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) cũng như tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường) ngày càng khắt khe.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua cũng đã chủ động đa dạng thị trường và khách hàng.