Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Tiếng Anh Là Gì

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Tiếng Anh Là Gì

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một nhà nước ở Đông Nam Á được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với thủ đô là Hà Nội. Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam,[3][4] được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế. Cuối Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève. Theo Hiệp định Genève 1954, vùng lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào ở phía tây, và phía nam giáp với lãnh thổ quản lý bởi Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa, sau đó được Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản). Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được gọi là miền Bắc Việt Nam (tiếng Anh: North Vietnam, nguyên văn 'Bắc Việt Nam') để chỉ vị trí địa lý của phần lãnh thổ Việt Nam được quản lý bởi nhà nước này theo Hiệp định Genève. Từ năm 1954–1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một nhà nước ở Đông Nam Á được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với thủ đô là Hà Nội. Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam,[3][4] được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế. Cuối Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève. Theo Hiệp định Genève 1954, vùng lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào ở phía tây, và phía nam giáp với lãnh thổ quản lý bởi Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa, sau đó được Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản). Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được gọi là miền Bắc Việt Nam (tiếng Anh: North Vietnam, nguyên văn 'Bắc Việt Nam') để chỉ vị trí địa lý của phần lãnh thổ Việt Nam được quản lý bởi nhà nước này theo Hiệp định Genève. Từ năm 1954–1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các đảng, tổ chức liên minh với Pháp

Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền kinh tế chỉ theo khuôn mẫu của chế độ xã hội chủ nghĩa được áp dụng ở phía bắc vĩ tuyến 17, trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955–1975. Nhưng đến năm 1986, sau khi đất nước được thống nhất, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nó cũng được áp dụng ở cả phía nam vĩ tuyến 17, áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam là thực hiện cách mạng với hai mục tiêu "đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa" và "dùng hậu phương miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam".

Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho nông dân. Cuộc cải cách đã phạm phải nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, tràn lan, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua "tòa án nhân dân". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chính thức phải xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này đồng thời cách chức và xử phạt nhiều cán bộ.

Trong 3.563 xã thuộc 22 tỉnh và những vùng ngoại thành ở miền Bắc đã thực hiện cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất đã chỉ ra 47.890 địa chủ, chiếm 1,87% tổng số hộ và 2,25% tổng số nhân khẩu ở nông thôn. Trong số địa chủ đó, có 6.220 hộ là cường hào gian ác, chiếm 13% tổng số hộ địa chủ. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất đã nêu rõ: "Những tên địa chủ có nhiều tội ác với nông dân và là phản động đầu sỏ cùng một số tổ chức của chúng đã bị quần chúng tố cáo và bị trừng trị theo pháp luật". Số địa chủ bị tuyên án tử hình trong chương trình Cải cách ruộng đất không được thống kê chính xác và gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu phương Tây đưa ra các số liệu rất khác nhau và không thống nhất, theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500 người bị tử hình[131]; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 người bị tử hình cộng với 1.500 bị giam giữ[132]. Do tiến hành vội vã, nhiều địa chủ bị kết án oan sai, nên từ năm 1956, các chiến dịch sửa sai được tiến hành, các địa chủ bị kết án oan được trả tự do, minh oan, trả lại danh dự và được tạo điều kiện sinh sống[133]. Qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, trên 810.000 hecta ruộng đất của đế quốc và địa chủ, ruộng đất tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua để chia cho 2.220.000 hộ nông dân lao động và dân nghèo ở nông thôn, bao gồm trên 9.000.000 nhân khẩu. Như vậy là 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc đã được chia ruộng đất. Tính đến tháng 4 năm 1953, số ruộng đất trực tiếp tịch thu của địa chủ chia cho nông dân bằng 67,67% tổng số ruộng đất mà địa chủ chiếm hữu nǎm 1945[134].

Trong một thời gian ngắn (đến 1955), các công trình thủy lợi bị Pháp phá hủy đều dần được khôi phục, diện tích tưới lên lại 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu "thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn". Công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha. Ngày 1/10/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khởi công công trình. Trong thời gian thi công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống động viên và kiểm tra 4 lần: "Bây giờ chịu khó phấn đấu trong mấy tháng. Sau này sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm"[135].

Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thủy lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành "vùng quê 5 tấn" (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử[136].

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch. Tháng 11 năm 1958, Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm (1958–1960) và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (bao gồm hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh)[137][138], kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958[139]. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương nghiệp, đến 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 10.000 người đã chuyển sang sản xuất[140].

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965)

Bước vào thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhiệm vụ cơ bản của Kế hoạch 5 năm là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 đến năm 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng ba lần so với năm 1960.

Trong những năm 1961–1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng hoặc mở rộng như các nhà máy: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng, điện Uông Bí, khu gang thép Thái Nguyên,... Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8/3, dệt kim Đồng Xuân,... đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc–Hưng–Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha cây trồng.

Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.

Sự phát triển của nền kinh tế miền Bắc đã tạo điều kiện để miền Bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm (1961–1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nền kinh tế như sản xuất hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu, phải nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cao còn chưa nhiều, song Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) đã làm thay đổi to lớn bộ mặt xã hội miền Bắc.

Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961–1965) đang thực hiện có kết quả thì ngày 7 tháng 2 năm 1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.

Bước vào giai đoạn mới với tình huống chiến tranh phá hoại miền Bắc rất khốc liệt bằng không quân của Mỹ qua hai đợt (1964–1968 và 1972), Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương kịp thời để chuyển hướng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Nghị quyết Trung ương 105 (1965) và Chỉ thị 143 trung ương (1969) về chuyển hướng phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp trong tình hình mới có chiến tranh; Chỉ thị số 11 của phủ Thủ tướng (9 tháng 1 năm 1971) về ổn định và cải tiến công tác quản lý công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (đợt thí điểm cải tiến quản lý công nghiệp bước I), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường cải tiến công tác quản lý công nghiệp thời kỳ hoà bình khôi phục 1973–1975 (đợt cải tiến quản lý công nghiệp bước II).

Tinh thần và nội dung của sự chuyển hướng này không chỉ là để phù hợp với tình hình thời chiến, mà còn nhằm đổi mới cơ chế quản lý là xác định đường lối công nghiệp hoá cho phù hợp với điều kiện quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chủ trương và những nội dung chủ yếu chuyển hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn mới là:

Thứ nhất, di chuyển nhanh chóng các cơ sở sản xuất và kho tàng về nơi sơ tán, bảo vệ an toàn xí nghiệp, duy trì sản xuất trong mọi tình huống, cải tiến công tác tổ chức sản xuất công nghiệp phù hợp với tình hình có chiến tranh, kết hợp sản xuất và chiến đấu, đảm bảo cung cấp các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và duy trì đời sống nhân dân không bị đảo lộn trong chiến tranh.

Thứ hai, khẩn trương xây dựng và phát triển mạng lưới công nghiệp địa phương về các vùng hậu phương trung du và miền núi, phân bố lại sản xuất công nghiệp để gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, gắn công nghiệp với nông nghiệp và với các ngành kinh tế quốc dân khác, gắn kinh tế với quốc phòng.

Thứ ba, chấn chỉnh lề lối quản lý kinh tế, chống căn bệnh hành chính tập trung quan liêu, tăng cường tính tự chủ của cơ sở, giảm sự can thiệp hành chính vào kinh doanh.

Cuối cùng, tính tới yêu cầu phát triển lâu dài, ngay trong chiến tranh vẫn tiến hành nghiên cứu điều tra cơ bản, thăm dò và khảo sát, lập quy hoạch dài hạn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ để chuẩn bị cho xây dựng lớn khi hoà bình.

Loại thuế chính là thuế nông sản, đánh trực tiếp và tính theo đầu người chứ không phải theo năng suất. Dưới 70 kg nông sản/người thì được miễn thuế. Nhà nước đánh thuế 5% ở ngạch 70–95 kg/người và tăng lên thành 44% ở ngạch trên 1800 kg/người. Đất mới đưa vào canh tác thì được miễn 5 năm. Khoảnh đất 100 m² vườn cũng được miễn.[141]

Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào mặt hàng; hàng hóa thuộc hàng xa xỉ phẩm chịu 100% thuế. Thuế mổ thịt gia súc là 10%. Ngoài ra có thuế chợ, thuế cầu, thuế đò, và thuế con niêm.[141]

Nhà nước cũng huy động quyên góp cho các công trình và chi phí một cách tự nguyện.[141]

Ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu "Phải mở cho được một cửa ngõ ra thế giới". Ban đầu, ông hướng tới nước Mỹ do mối quan hệ đồng minh chống Nhật. Tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư đến Tổng thống Harry S. Truman và Ngoại trưởng James F. Byrnes, nhưng không nhận được hồi âm.[142] Tháng 7, chính phủ cử Nguyễn Đức Quỳ làm Phái viên tại Thái Lan, đây cũng là cơ quan đại diện ngoại giao đầu tiên của chính quyền Việt Nam tại nước ngoài.[143] Trong chuyến đi Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ David Ben-Gurion, lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái. Lãnh đạo Việt Nam ngỏ ý sẵn sàng thiết lập đại diện ngoại giao khi chính phủ Do Thái lưu vong được thành lập, đồng thời có thể cho những người Do Thái đến Tây Nguyên tị nạn.[144] Năm 1947, Việt Nam đặt cơ quan liên lạc đầu tiên tại Yangon (Miến Điện).[145] Từ tháng 1 cùng năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu duy trì điện đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ khi nước này giành được quyền tự trị từ người Anh.[146]

Tuy vậy, trong 4 năm đầu, quan hệ ngoại giao chính thức duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là với Pháp, khi Pháp công nhận là một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp tại Hiệp định sơ bộ năm 1946. Nhưng hiệp định này không còn giá trị khi Pháp thực hiện thảm sát ở phố Hàng Bún và Thảm sát Hải Phòng. Cho đến khi chiến tranh nổ ra, các nước khác vẫn coi Việt Nam là một lãnh thổ thuộc địa của Pháp, mặc dù về mặt thực tế, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, độc lập và có chủ quyền với sự lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhất là từ sau Tổng tuyển cử năm 1946.

Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt liên lạc với Hệ thống xã hội chủ nghĩa và bắt đầu được nhiều nước công nhận, khởi đầu bởi Trung Quốc (18/1/1950) và Liên Xô (30/1/1950), tiếp theo là CHDCND Triều Tiên (31/1/1950), Đông Đức (2/2/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), România (3/2/1950), Ba Lan (4/2/1950), Hungary (4/2/1950), Bulgaria (8/2/1950), Albania (13/3/1950). Năm 1954, Mông Cổ mới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Cùng năm khi tiếp quản Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh công nhận cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Hà Nội. Ngày 17 tháng 10 năm 1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru sang thăm Việt Nam.[147] Tháng 11, Thủ tướng Miến Điện U Nu sang thăm Việt Nam. Bang giao với Ấn Độ cùng với Indonesia và Miến Điện vẫn giữ ở bậc lãnh sự.[148]

Ở Trung Đông và Bắc Phi thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập bang giao với Maroc và Algérie. Cuba là quốc gia duy nhất ở Tây bán cầu có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[148].

Các nước Tây phương thì mãi đến năm 1968 mới lập phòng liên lạc và đại diện bán chính thức là Thụy Sĩ. Tuy nhiên đây chỉ là cấp bán chính thức, không có đại sứ. Năm 1969, Thụy Điển là quốc gia Tây Âu đầu tiên thiết lập ngoại giao toàn phần với miền Bắc kể cả trao đổi đại sứ. Theo sau đó là Sénégal (1969), Ceylon (1970), Thụy Sĩ (1971), Ấn Độ (1972), Chile và Pakistan[149]. Tính đến hết tháng 12 năm 1972, có 49 quốc gia bang giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[150]. Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 12 tháng 4 năm 1973[151].

Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đứng 2 đơn gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng bị Mỹ phủ quyết cả hai[152]. Tuy nhiên cũng năm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gia nhập 2 tổ chức quốc tế là WMO (World Meteorological Organization, Tổ chức Khí tượng Thế giới) ngày 7 tháng 8 năm 1975 và WHO (World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới) ngày 22 tháng 10 năm 1975. Đây là hai tổ chức quốc tế đầu tiên (không kể những tổ chức riêng của khối Xã hội chủ nghĩa) quốc gia này tham gia[150].

Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu gồm nhiều lực lượng độc lập nhau, ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Sau nhiều lần sáp nhập, tổ chức lại, các lực lượng quân sự do Việt Minh và các nhóm chính trị khác chỉ huy thống nhất trong một hệ thống quân sự duy nhất là Vệ quốc đoàn, sau Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Ở miền Nam, Vệ quốc đoàn có nhiều đơn vị của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tuy chấp hành những chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận các chính ủy do cấp trên cử xuống. Sau những xung đột quân sự giữa các đơn vị do giáo phái chỉ huy với những đơn vị do Việt Minh chỉ huy, và nhất là sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hòa Hảo mất tích, phần lớn lực lượng quân sự của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ly khai khỏi Vệ quốc đoàn hợp tác với chính phủ Nam Kỳ tự trị thuộc Pháp và sau này với Quốc gia Việt Nam.[153]

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được gọi với cái tên Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành tên gọi chính thức. Sau năm 1975, quân đội của nước Việt Nam thống nhất vẫn giữ tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến nay.

Biến thể của Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là Cờ sao mai hoặc Cờ đỏ sao vàng) là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một cách chính thức khi Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I ngày 05 tháng 01 năm 1946 biểu quyết thông qua và được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận từ ngày 09 tháng 11 năm 1946.[1] Vào ngày 02 tháng 7 năm 1976 Quốc hội thống nhất sau Hiệp Thương tổng tuyển cử năm 1976 giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam xác định đây là quốc kỳ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[2]

Hiện tại vẫn chưa rõ ai là tác giả tạo ra Quốc kỳ Việt Nam do quá trình sáng tạo diễn ra trong khoảng thời gian các lực lượng cách mạng ở Việt Nam hoạt động bí mật. Lá cờ lần đầu xuất hiện trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ở Nam Bộ (năm 1940). Theo nhà cách mạng Đặng Thai Mai dẫn lời nhà văn, nhà báo Thép Mới thì lá cờ được Tổng bí thư Trần Phú mang mẫu từ Liên Xô về nhưng chính nhà cách mạng Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không tin vào việc này. Theo hồi kỳ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể là người đã sáng tạo ra lá cờ này, tuy nhiên, chính Đại tướng cũng không rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo ra trong giai đoạn nào. Theo lời Đại tướng Giáp thì chính Hồ Chủ tịch đã giao lá cờ cho ông để treo khi tổ chức lớp học dành cho cán bộ nòng cốt của phong trào Cách mạng tại Việt Nam. Lớp học diễn ra vào năm 1941. Theo nhà cách mạng Đặng Văn Cáp thì lá cờ được Hồ Chí Minh chọn chính là lá cờ được Việt Minh sử dụng trong Nam Kỳ khởi nghĩa.[3]

Năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ.

Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh sử dụng trong Nam Kỳ khởi nghĩa và khi giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Cờ này có thể coi là ngược lại với hiệu kỳ của Phong trào Thanh niên Tiền phong (cờ vàng sao đỏ) một tổ chức Cộng sản của thanh niên tại Nam Kỳ.

Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[4]. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau này, từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ". Tháng 8 năm 1981, tư liệu thành văn đầu tiên khẳng định Nguyễn Hữu Tiến là tác giả lá cờ được viết trong cuốn truyện "Nguyễn Hữu Tiến" của nhà văn Sơn Tùng do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành.[5]

Theo đó, cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.

Nguyễn Hữu Tiến cũng đã sáng tác một bài thơ về lá cờ [6]:

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:

Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc. "[8].

Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả [8][9] và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên, được Hội nghị Xứ ủy mở rộng tháng 7 năm 1940 ở Tân Hương (huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho) thông qua [10].

Theo điều 13, Hiến pháp năm 2013, Quốc kỳ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Nền màu đỏ, ở giữa có một ngôi sao vàng năm cánh.[11]

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.[13]

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu trung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc."[14]