Thời Gian Việt Nam Gia Nhập Wto

Thời Gian Việt Nam Gia Nhập Wto

Trong số 148 thành viên của WTO có khoảng ba phần tư là các nước đang phát triển, kém phát triển và đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Những quốc gia này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và việc xúc tiến thương mại quốc tế như một giải pháp sống còn trong nỗ lực phát triển đất nước. Ðối với các nước đang phát triển, cần có cách nhìn nhận và áp dụng những quy chế hoàn toàn khác biệt so với các nước phát triển. Do đó, trong quy chế của WTO, tại Chương 6 có những quy định dành riêng cho các nước đang phát triển, với cơ chế "thời gian thoáng hơn, điều kiện tốt hơn". Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, với thu nhập bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, nhưng đến nay nước ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân đối, tỷ trọng nhập khẩu quá lớn so với xuất khẩu... Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Gia nhập WTO nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, với hành lang pháp lý là Quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành viên WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Những lợi ích này được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau, như về phía Nhà nước, về phía các doanh nghiệp, về phía người tiêu dùng, nhưng có thể tổng hợp lại ở những lợi ích chủ yếu như sau:

Trong số 148 thành viên của WTO có khoảng ba phần tư là các nước đang phát triển, kém phát triển và đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Những quốc gia này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và việc xúc tiến thương mại quốc tế như một giải pháp sống còn trong nỗ lực phát triển đất nước. Ðối với các nước đang phát triển, cần có cách nhìn nhận và áp dụng những quy chế hoàn toàn khác biệt so với các nước phát triển. Do đó, trong quy chế của WTO, tại Chương 6 có những quy định dành riêng cho các nước đang phát triển, với cơ chế "thời gian thoáng hơn, điều kiện tốt hơn". Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, với thu nhập bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, nhưng đến nay nước ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân đối, tỷ trọng nhập khẩu quá lớn so với xuất khẩu... Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Gia nhập WTO nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, với hành lang pháp lý là Quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành viên WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Những lợi ích này được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau, như về phía Nhà nước, về phía các doanh nghiệp, về phía người tiêu dùng, nhưng có thể tổng hợp lại ở những lợi ích chủ yếu như sau:

Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO *

Gia nhập WTO có thể coi là sự khởi đầu của một giai đoạn cải cách mới, toàn diện cả về kinh tế, pháp luật, hành chính, giáo dục, đào tạo, văn hóa. Quá trình phát triển sẽ năng động hơn, cơ cấu kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kéo theo chuyển dịch về lao động, đào tạo. Về mặt nào đó, sự phát triển sôi động, với nhịp điệu cao hơn sẽ đem lại những cơ hội và cả những yếu tố bất định cao hơn. Rủi ro trong kinh doanh, trong đầu tư sẽ nhiều hơn và đòi hỏi năng lực dự báo, xử lý về chính sách và tình huống nhanh nhạy và quyết đoán hơn.

Gia nhập WTO không phải là mục đích tự thân, mà vào WTO chỉ là phương tiện để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu cháy bỏng của dân tộc ta là phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chậm còn hơn không, song vì gia nhập sau nhiều nước, nên chúng ta đã phải chấp nhận những điều kiện khắt khe hơn Trung Quốc trước đây.

Là một nền kinh tế chuyển đổi, đang tiếp tục quá trình cải cách và xây dựng các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam là nước đi sau và xâm nhập thị trường thế giới khi sự phân chia thị trường đã “an bài”. Việc xuất hiện của Việt Nam trên thị trường quốc tế không phải là cuộc “múa võ vườn hoang” mà thực sự là vẽ lại bản đồ thị trường thế giới, giành giật thị phần từ những đối thủ khác như đã diễn ra đối với dệt may, da giày, gạo, cà phê v.v... Bên cạnh thuận lợi, quá trình này không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Chính vì vậy, việc vào WTO là một điều tất yếu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khuôn khổ pháp lý và luật lệ chung, được thừa nhận.

Nếu như khi bắt đầu nộp đơn năm 1995 chúng ta đã đưa ra ngay những điều kiện gia nhập hiện thực hơn thì chắc đã được chấp nhận sớm hơn, với những điều kiện ít thắt buộc hơn so với những cam kết ngày nay.

Gia nhập WTO là cam kết tham gia vào kinh tế thị trường thế giới được điều tiết bằng những luật chơi rõ ràng, những định mức, tiêu chuẩn khắt khe, được tiếp cận với các thị trường rộng mở của 150 nước, chiếm phần lớn thương mại về hàng hóa và dịch vụ trên hành tinh này, Việt Nam vừa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ, vừa có khó khăn, song đều đem lại những cơ hội và thách thức lớn.

Trở thành thành viên WTO, nước ta vừa có quyền lợi và nghĩa vụ. Quyền lợi là được tiếp cận với thị trường thế giới, được đối xử phù hợp với tư cách thành viên, được tiến hành xử lý các tranh chấp thương mại thông qua các cơ quan tài phán quốc tế của WTO (chứ không còn bị áp đặt những bản án được thực hiện trên luật quốc gia như trước đây đối với cá ba sa).

Nghĩa vụ là phải tuân thủ các luật lệ, cam kết về không phân biệt đối xử, giảm thuế, mở cửa thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về lao động và cam kết xã hội v.v... Đó là những yêu cầu cao, mới mà cả nước ta, từ quan chức, doanh nghiệp đến các trường đại học, viện nghiên cứu và mỗi người dân của nước ta đều phải phấn đấu thực hiện.

Nếu không thực hiện đúng các nghĩa vụ thì quyền lợi cũng không dễ dàng gì thực thi được, vì vi phạm sẽ bị kiện tụng, tranh chấp và làm giảm uy tín của nước ta.

Mặc dầu đã được tự do hóa và có khá nhiều quy định quốc tế, thương mại vẫn là con đường hai chiều, có đi có lại và vẫn là công cụ của chính trị của các quốc gia. Gia nhập WTO để có khung pháp luật, có tư cách bình đẳng, còn việc buôn bán vẫn phải tiến hành qua quan hệ song phương. Chính vì vậy mà gần đây các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng được thương thuyết và ký kết nhiều hơn, nhất là giữa các nước thành viên WTO và đã phát triển. Vì vậy, sau khi vào WTO, chúng ta vẫn phải rất coi trọng phát triển các quan hệ kinh tế song phương, ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương, có thể với các điều kiện WTO+ (tức là những điều kiện vượt khỏi những cam kết đã chấp nhận khi vào WTO) với những đối tác chọn lọc, có trình độ phát triển cao hơn, cơ cấu kinh tế khác hơn và khả năng bổ sung giữa hai nền kinh tế lớn hơn.

Gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản. Đó là quyết tâm chính trị cải cách, hội nhập, sự đồng thuận của dân tộc trong công cuộc canh tân đất nước, đó là những cơ sở kinh tế - xã hội, thể chế, giáo dục v.v... của hai mươi năm đổi mới, tăng trưởng và phát triển.

Hội nhập quốc tế là hội nhập theo cơ chế thị trường, sau hai mươi năm đổi mới, các thể chế kinh tế thị trường đã cơ bản được hình thành. Trên những nét đại quát, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực, có thể phát huy để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, tiến trình toàn cầu hóa đang tiếp tục được đẩy mạnh. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng và là một trong những trung tâm tăng trưởng năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu.

Trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém v.v... có thể vừa là khó khăn, vừa là cơ hội. Với “lợi thế của người đi sau”, Việt Nam có thể hợp tác, kêu gọi đầu tư để nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật. Vì vậy, khó khăn đó có phương án giải quyết hiện thực.

Khó khăn về trình độ phát triển thể hiện rõ ở khu vực nông nghiệp, kinh tế gia đình nhỏ lẻ, ở sự thiếu hiểu biết và thiếu chuẩn bị để cạnh tranh và phát triển trong hoàn cảnh mới.

Với tỷ trọng nông nghiệp còn khá cao (20% GDP) và dân số ở nông thôn lên đến 65 - 66% dân số, đất canh tác bình quân thấp và manh mún, chia thành 78 triệu thửa ruộng, trình độ chuyên canh, vận dụng khoa học - công nghệ chưa cao, gia nhập WTO đặt ra nhiều cơ hội và thách thức rất lớn đối với nông dân.

Hệ thống an toàn xã hội, bảo hiểm còn kém phát triển, rất cần phải cải cách và phát triển để đáp ứng nhu cầu của những biến động về kinh tế và xã hội.

Khó khăn lớn nhất thuộc về tư duy phát triển, tư duy kinh doanh, trình độ phát triển của thể chế kinh tế thị trường và bộ máy Nhà nước. Đây là những khó khăn và trở ngại thực sự mà chỉ có người Việt Nam mới có thể tự vượt qua được, không có nhà đầu tư, tín dụng hay viện trợ phát triển nào có thể thay đổi được. Chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề đó trong phần sau.

Cơ hội lớn nhất là đẩy mạnh mạnh mẽ và toàn diện cải cách, đổi mới tư duy, vươn lên mạnh mẽ hơn, chấp nhận cuộc cạnh tranh toàn cầu, phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển có chất lượng cao và tốc độ nhanh hơn. Cơ hội cũng là nhận thức được tính bất hợp pháp và lỗi thời của nhiều thói quen làm ăn cũ, là từ bỏ những cách làm mang tính chụp giật, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, dựa vào quan hệ chính trị để kiếm lợi nhuận siêu ngạch, là từ bỏ cách kinh doanh theo kiểu nhồi bánh đúc để tăng trọng trước khi bán vịt, tiêm hóa chất vào tôm, cân, đong thiếu, bán xăng pha axeton mà không cho khách hàng biết v.v... Đó là cơ hội từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu và đi vào kinh doanh văn minh. Phải nói ngay rằng việc từ bỏ các nguồn lợi siêu ngạch đó là hoàn toàn không dễ dàng. Song, nếu không từ bỏ thì doanh nghiệp sớm hay muộn sẽ bị trả giá. Xin lưu ý rằng như vụ ông Bửu Huy cho thấy, kinh doanh ở Việt Nam, tư cách pháp nhân Việt Nam, nhưng xuất khẩu sang Mỹ, hoàn toàn có thể bị các cơ quan điều tra Mỹ phát lệnh truy nã về những điều mà họ coi là vi phạm.

Cơ hội cũng mở ra đối với toàn dân Việt Nam với tư cách là người tiêu dùng: được tiếp cận với những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn, giá sẽ giảm đi theo mức giảm thuế và mức độ cạnh tranh, tiến bộ khoa học - công nghệ sẽ được đẩy mạnh. Thanh niên sẽ là lớp người có lợi nhất vì có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm cơ hội học tập, làm việc trong nước và ngoài nước. Họ là lớp người nhanh chóng nhất thích nghi với những thay đổi, tiếp thu những thành tựu mới của nền văn minh nhân loại khi nước ta mở cửa mạnh mẽ hơn.

Cơ hội cũng là sự mở rộng tầm mắt, vươn ra tới các nền văn minh khác, vừa tiếp thu các thành tựu của các nền văn minh khác, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thông văn hóa dân tộc, như rèn đúc ý chí vươn lên, tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”, coi thất bại là cơ hội để hoàn thiện, rút kinh nghiệm, học tập không ngừng từ thực tiễn kinh doanh, từ đối thủ cạnh tranh. Tôn trọng đối tác và cũng đòi hỏi đối tác tôn trọng mình cũng là một thái độ có văn hóa.

Thách thức là phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh hơn ngay trên thị trường trong nước, tuân thủ những quy định khắt khe và cao hơn so với trước đây. Cơ hội và thách thức không tĩnh tại và nhất thành bất biến, không đồng đều cho mọi ngành, mọi địa phương mà là tương quan động, cơ hội và thách thức có thể chuyển hóa cho nhau. Càng chủ động, quyết tâm học hỏi, cải cách, phát huy từ lợi thế thì cơ hội càng lớn và thách thức càng giảm đi. Ngược lại, thụ động, không chịu đổi mới tư duy, không biết người, biết mình, thì cơ hội hiển nhiên cũng không nắm bắt được mà thách thức sẽ ngày càng lớn và dồn dập hơn. Thắng, thua trước hết tại mình chứ không phải tại WTO vì cho đến nay, chưa có nước nào phải nạp đơn xin rút lui khỏi tổ chức này. Vì vậy, hơn bao giờ hết phải rất bình tĩnh, tỉnh táo phân tích những cơ hội, thách thức, nhất thiết không được hốt hoảng, mất bình tĩnh.

Mặc dầu đã tăng trưởng và đạt được những tiến bộ đáng kể trong hai thập niên vừa qua, song tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng còn dưới tiềm năng của đất nước và dưới yêu cầu. Với 84 triệu dân, xếp thứ 12 trên thế giới, GDP của nước ta năm 2006 dự đoán có thể đạt khoảng 60 tỷ US$, so với tổng GDP của 179 nền kinh tế (43,920 ngàn tỷ US$ năm 2005, theo IMF) chỉ bằng 0,12% GDP của toàn thế giới, xuất khẩu của nước ta chiếm khoảng 0,4% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Mặc dầu đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, dầu thô, dệt may v.v... nhưng chưa mặt hàng nào của nước ta có tỷ trọng vượt 8% tổng lượng xuất khẩu thế giới, tức là vị trí của chúng ta trên thế giới này về kinh tế còn khiêm tốn. Trên thị trường, cạnh tranh do doanh nghiệp đảm nhận, Nhà nước chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh. Và chỉ có doanh nghiệp (và nông dân) mới tạo ra giá trị mới, một nền kinh tế muốn có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp mạnh. Với 84 triệu dân nước ta mới có khoảng 250.000 doanh nghiệp được đăng ký, gần đạt 0,3 doanh nghiệp trên 100 dân, hay ngược lại cứ 336 người mới có một doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp trên đầu người dân còn quá thấp so với các nền kinh tế thị trường khác. Và ngay những tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lớn nhất vừa được thành lập theo quyết định hành chính của nước ta cũng chưa có giá trị trên hành tinh này. Phần lớn doanh nghiệp nước ta còn non trẻ, thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa so với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Doanh nhân có tinh thần kinh doanh vượt khó, song cần tích lũy thêm kinh nghiệm, học hỏi nhiều mặt để có thể vượt lên trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này.

Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2005 được xếp thứ 81 trên 117 nền kinh tế. Về hệ thống tài chính - ngân hàng, một bộ phận then chốt của nền kinh tế, độ sâu tài chính tức tỷ lệ M2 trên GDP, được khoảng 84% GDP, có khoảng 6 triệu tài khoản trên con số 84 triệu dân, thị trường chứng khoán mới có quy mô khoảng 6% GDP và chưa qua giai đoạn thí điểm, kiện toàn, mới có khoảng 5% dân số tham gia bảo hiểm với tổng doanh số bảo hiểm mới đạt khoảng 4-5% GDP. Chưa nói đến công nghệ, các tiêu chuẩn Basel của hệ thống ngân hàng, số lượng dịch vụ mà các ngân hàng thương mại có thể thực hiện, tỷ lệ nợ xấu v.v... ta có thể thấy khoảng cách và cũng là dư địa để phát triển của nước ta lớn đến chừng nào.

Môi trường kinh doanh tuy có cải thiện, song chi phí kinh doanh về thời gian và tiền bạc còn cao hơn so với khu vực. Chu chuyển một container hàng ở cảng Singapore chỉ mất 10 phút, ở cảng Việt Nam mất 7 ngày là một ví dụ có tính điển hình cho khoảng cách này. Nạn quan liêu, tham nhũng còn nặng nề, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về khía cạnh văn hóa của các quan chức nhà nước, đó là những tệ nạn phải khắc phục.

Gia nhập WTO, hợp tác và cạnh tranh với thế giới, rất cần một cuộc “tổng kiểm tra sức khỏe” của tất cả các ngành, các tỉnh, thành phố, của mỗi một doanh nghiệp, của từng sản phẩm, dịch vụ để biết ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới, mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức ở đâu. Giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, hệ thống an sinh xã hội, nguồn nhân lực, bộ máy Nhà nước, và hệ thống chính trị, luật pháp, tòa án v.v... tất cả đều cần một sự đánh giá cầu thị, khách quan, chính xác, đối chiếu với các cam kết và yêu cầu của WTO để “biết người, biết mình” cho cuộc hội nhập này. Và thay vì tiếp tục xây dựng kế hoạch theo cách truyền thống, xuất phát từ cái gì hiện có, chúng ta phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nhà đầu tư tiềm tàng và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng để có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức, tức là có lợi nhất cho đất nước. Có như vậy, chúng ta mới có chiến lược, chiến thuật đúng đắn trong cuộc cạnh tranh và hợp tác mới này.

Lạc hậu nói về khoảng cách về phát triển, về thời gian, tốc độ cần thiết để đuổi kịp, nhưng lạc lõng lại là nguy cơ lớn hơn và đáng nói hơn, vì lạc lõng là theo đuổi một hướng khác, cách làm khác so với thông lệ của thế giới. Biết rõ khoảng cách, chỗ mạnh, chỗ yếu ta có thể có cách đi, có chính sách huy động mọi nguồn lực để rút ngắn khoảng cách. Lạc lõng là nói đến cách nghĩ, cách làm không phù hợp với thời đại và luật chơi của WTO. Chỉ riêng mình làm theo cách “khôn nhà dại chợ” như nông dân tiêm hóa chất vào tôm cho nặng cân, doanh nghiệp vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa, không tôn trọng các quy định về chất lượng, buôn lậu, trốn thuế, quan chức quyết định đầu tư, ưu đãi qua quan hệ thân quen chứ không theo luật pháp v.v... sẽ không đem lại lợi ích chân chính nào cho doanh nghiệp và cho đất nước. Với cách làm lạc lõng như vậy thì lạc hậu càng xa và học phí nhập cuộc càng lớn.

WTO cũng nhanh chóng làm rõ những lĩnh vực chúng ta lạc hậu và lạc lõng theo những thành kiến trước đây như coi nhẹ lao động trí óc, vai trò của dịch vụ trí tuệ, chỉ coi lao động chân tay, cơ bắp mới là lao động tạo ra của cải, cách “nói một đằng, làm một nẻo”, quan chức nhà nước không thực hiện đúng luật pháp mà hành động theo lợi ích ngầm v.v...

Phải nói rõ rằng, với nếp suy nghĩ và cách làm như vậy, với tư cách là thành viên WTO, ta chỉ tự gây khó cho mình chứ không qua mặt được thiên hạ. Rất tiếc rằng, cho đến nay, đối với không ít doanh nghiệp và nông dân, cách làm đó vẫn là thói quen khó từ bỏ. Song, từ bỏ những nếp nghĩ, cách làm như vậy là bước tất yếu để trở thành một nền doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh dựa trên khoa học - công nghệ, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hiện đại.

Văn hóa của doanh nhân trước hết là biết cạnh tranh theo pháp luật, biết đầu tư vào nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ để vươn lên, vừa thu được lợi nhuận, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng. Văn hóa cũng là tuân thủ pháp luật của nước mình và cũng phải tuân thủ các cam kết của WTO. Hơn thế nữa, kinh doanh với các nền văn hóa khác nhau, doanh nhân nước ta cũng phải hiểu các nền văn hóa khác, không dùng thịt bò khi bán sang những khách hàng theo Ân giáo và không dùng thịt heo khi xuất hàng cho các nước Hồi giáo và v.v...

Hy vọng rằng, trở thành thành viên WTO sẽ giúp thúc đẩy cải cách toàn diện và tạo đà cho sự phát triển ở nước ta mạnh mẽ hơn. Đối với doanh nhân, đó là cơ hội để tự đổi mới mình, vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn cho tiến bộ xã hội và hưng thịnh của dân tộc, đồng thời cũng đại diện cho đất nước trên thị trường thế giới.

*. Báo cáo này đã được trình bày tại Hội nghị “Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới: Thuận lợi, thách thức và vai trò của Quốc hội” (Hà Nội, 1314/11/2006)