Lao Động Hàn Quốc Năm 2022 Là Gì Tại Sao

Lao Động Hàn Quốc Năm 2022 Là Gì Tại Sao

Sáng 18-2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) khai giảng lớp tiếng Hàn Quốc khóa 17 năm 2022, với 23 học viên tham gia.

Sáng 18-2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) khai giảng lớp tiếng Hàn Quốc khóa 17 năm 2022, với 23 học viên tham gia.

Có phải đóng BHXH ở cả Việt Nam và nước làm việc khi đi xuất khẩu lao động không?

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Theo đó, người lao động khi đi xuất khẩu lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở nước tiếp nhận lao động thì không phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và ngược lại nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Khởi động chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2022

Sáng 18-2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) khai giảng lớp tiếng Hàn Quốc khóa 17 năm 2022, với 23 học viên tham gia.

Đây là khóa tiếng Hàn đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và là khóa học có đông học viên nhất từ trước đến nay (tính từ thời điểm dịch COVID-19). Trước đây, mỗi lớp chỉ có khoảng 15 -17 học viên. Qua đó cho thấy nhu cầu học tiếng Hàn của lao động trên địa bàn tỉnh khá lớn và cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, đặc biệt hầu hết người dân đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên không còn quá lo lắng, sợ hãi dịch bệnh nữa.

Em Doãn Văn Cơ (SN 1990), ở phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) đã đi lao động tại Nhật Bản được gần 6 năm. Về nước, em Cơ đăng ký khóa học tiếng Hàn với nguyện vọng được làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS). Em cho biết: "Xuất khẩu lao động là kênh giải quyết việc làm hiệu quả. Sau một thời gian ngắn xuất khẩu lao động đã có thể gửi tiền về phụ giúp cho gia đình. Hết thời hạn lao động về nước, người lao động có một khoản tiền tiết kiệm kha khá để làm ăn". Giờ đây, em Cơ muốn tiếp tục cho mình một cơ hội để tích lũy thêm vốn liếng do đó quyết tâm tìm kiếm cơ hội việc làm tại đất nước Hàn Quốc mà theo như tìm hiểu của Cơ là có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn so với khi làm việc ở đất nước Mặt trời mọc.

Còn em Nguyễn Văn Việt (SN 1986) ở xã Ea Drơng (huyện Cư M’gar) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng đã đi dạy học nhưng mãi không vào biên chế nên quyết định nghỉ ở nhà làm nông nghiệp. Sau nhiều năm gắn bó với ruộng vườn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, Việt đăng ký học tiếng Hàn với mục tiêu đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Qua tìm hiểu bạn bè và có người bà con đi Hàn Quốc làm việc, em Việt cũng hy vọng sau vài năm xuất khẩu lao động sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để tính chuyện lập nghiệp khi tuổi không còn trẻ nữa. Việt cân nhắc kỹ, chỉ xuất khẩu lao động qua kênh của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có chí phí đúng quy định và quan trọng hơn là có cơ sở bảo đảm vững chắc cho người lao động.

“Ngay sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã có các buổi làm việc và đi đến ký kết thống nhất chương trình hợp tác với nhiều doanh nghiệp tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh để kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm tăng thêm cơ hội việc làm của tỉnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19  tác động mạnh mẽ đến kinh tế, đời sống của người lao động” - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lê Hải Lý.

Nhật Bản, Hàn Quốc là hai thị trường lớn thu hút lao động Việt Nam làm việc hiện nay. Đến thời điểm hiện nay thì Hàn Quốc vẫn là thị trường lao động mong muốn làm việc nhất bởi các yếu tố: là nước có nền văn hóa, khí hậu,.. giống với Việt Nam nên lao động làm việc sẽ thích nghi dễ dàng hơn.

Hàn Quốc là nước phát triển, được xem là "Con rồng châu Á" vì thế có nhiều việc làm và cơ hội phát triển. Mức lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc rất cao, có thể đến 50 triệu/tháng (chưa kể làm thêm).

Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc thấp hơn Nhật Bản, khoảng 35 triệu (chi phí học định hướng, chi phí hành chính xin cấp visa, vé máy bay…) đóng trước khi xuất cảnh cho Trung tâm Lao động ngoài nước đồng thời ký quỹ 100 triệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được nhận lại gốc lãi sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.

Thêm một yếu tốt quan trọng là Chương trình cấp phép việc làm (gọi tắt là Chương trình EPS) giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, chỉ duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ được phép làm chương trình vì thế có thể đảm bảo uy tín.

Chương trình EPS có tỉ lệ chọi rất cao có thể lên đến 1/20 trong khi chỉ tiêu mỗi năm của Hàn Quốc cho lao động Việt Nam khoảng 3.000 người. Do đó thời gian chờ đợi khá lâu trên 1 năm, thậm có lao động thời hạn tối đa 2 năm (theo hiệu lực của hồ sơ đã đạt kỳ thi) vẫn chưa sang Hàn làm việc.

Ông Nguyễn Thành Đông, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thành Phát (TP. Buôn Ma Thuột), đơn vị hợp tác với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc còn có chương trình Visa E7 (Visa kỹ thuật), nhưng yêu cầu khá cao, người lao động phải có bằng cao đẳng, đại học. Đây là cái khó đối với lao động muốn xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, nhất là đối với lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Ngoài hai kênh trên, người lao động có thêm một kênh sang Hàn Quốc theo con đường vừa học vừa làm. Cứ 3 tháng có 1 kỳ bay. Sang Hàn Quốc, mỗi tuần các em đến trường học 3 buổi, thời gian còn lại đi làm, với mức thu nhập khá cao. Những học viên chưa biết tiếng Hàn, sang Hàn Quốc sẽ học tiếng trước, sau đó mới học chuyên ngành. Khi tốt nghiệp trường nghề, học viên có thể chuyển visa E7 – có quyền định cư bên nước bạn. Còn đối với các du học sinh biết tiếng Hàn thì càng có nhiều cơ hội học tập, làm việc.

Mức đóng BHXH đối với người đi xuất khẩu lao động là bao nhiêu?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Theo đó, mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người đi xuất khẩu lao động được quy định cụ thể như sau:

- Đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Mức đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là gì?

- Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là diện visa dành cho người lao động phổ thông tại Hàn theo chương trình EPS (Employment Permit System) được cấp bởi Chính phủ Hàn Quốc. Visa này cho phép các công dân từ nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.

- Để được cấp visa E9 thì cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau đây:

+ Tốt nghiệp các bậc THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng tùy theo tính chất của công việc và yêu cầu của mỗi công ty);

+ Có chứng chỉ EPS – TOPIK (KLPT);

+ Người lao động không có tiền án tiền sự;

+ Không có người thân (chung hộ khẩu) sinh sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc;

+ Không bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam hay cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc.

- Thời hạn lưu trú diện visa E9 là 4 năm 10 tháng và người lao động được phép ở lại tối đa là 9 năm 8 tháng (trước đây được quy định là 14 năm 6 tháng). Đối với những người lao động đã gia hạn từ 9 năm 8 tháng trở lên và vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn sẽ được tái nhập cảnh theo diện người lao động trung thành tại Hàn Quốc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là gì? (Hình từ Internet)