THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI PHILIPPINES Tuần đầu tiên chơi ở Bohol – Philippines, khi muốn mua sữa tươi cho 2 bé uống, tôi đã nhận ra rằng giá sữa tươi quá đắt và thực sự không có nhiều lựa chọn lắm. Trong 1 gian hàng 7Eleven, chúng tôi tìm kiếm mỏi mắt mới được 3 loại sữa trắng hộp nhỏ 180ml. 1 loại của Nestle, 1 loại nhập khẩu hoàn toàn. Giá trung bình cũng tầm hơn 40 peso (tức khoảng 20.000 VNĐ). Rẻ nhất là hộp sữa của Vinamilk với giá khoảng hơn 30 peso (khoảng 15.000 VNĐ). Hiện tại, tôi ở Cebu – thành phố lớn thứ 2 của Philippines. Và tôi thấy thị trường sữa ở Philippines đúng là thực sự có vấn đề. Thị phần lớn nhất thuộc về Bear Band, Milo (đều là công ty con của Nestle). Sữa tươi uống liền ở đây thiếu đa dạng và siêu đắt. Tôi ước mình đang Winmart – Times City quá. Kệ sữa vô cùng nhiều lựa chọn: không đường, ít đường, có đường, đủ các loại hương vị, sữa chua, váng sữa không thiếu một cái gì; giá cả chỉ chưa bằng ½ giá sữa tươi tại Philippines. Ấy thế mà giữa thành phố Cebu, tôi lại chẳng dám bỏ tiền ra mua sữa tươi cho con gái uống với giá khoảng 20.000 VNĐ / hộp. Vậy là tôi tìm đến dòng sữa bột gói. Dòng này thì đa dạng hơn và giá cũng hợp lý hơn. 1 gói bé đủ pha 1 cốc sữa được bán khoảng từ 9 – 12 peso (khoảng 4000 – 6000 VNĐ) tùy hãng. Theo số liệu từ các báo cáo về ngành sữa Philippines: - Philippines hiện đang nhập khẩu tới 99% nhu cầu sữa trong nước. - Chính vì vậy, giá sữa tươi luôn cao ngất ngưởng do chi phí vận chuyển và sự mất giá của đồng Peso. Giá sữa bột thì dễ chịu hơn vì dễ vận chuyển, bảo quản. - Sản lượng sữa trên mỗi đầu bò, trâu, dê sữa của Philippines rất thấp (chỉ khoảng bằng 1/3 so với sản lượng của Mỹ) - Quy mô đàn của Philippines cũng rất nhỏ. Trung bình mỗi trang trại nuôi bò, trâu, dê sữa chỉ khoảng 1.5 ha. - Hiện tại nhu cầu sử dụng sữa trên đầu người Philippines chỉ bằng 1/10 so với Mỹ. - Người dân Philippines tiêu dùng cho sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa khoảng 3% chi tiêu thực phẩm (so với Việt Nam là khoảng 4.2%). - Trong khi Philippines đang là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, đang bước thời kỳ dân số trẻ, với mức tăng trưởng kép thị trường sữa là 5.6% / năm (so với Việt Nam là 4% / năm). Nói chung nhìn số liệu thì có vẻ có tương lai đấy, nhưng Vinamilk qua thương vụ hợp tác 12 triệu USD với Del Monte vào tháng 8/2022 mà đến giờ vẫn còn rất chật vật tại thị trường này. Dù cho mục tiêu của Liên doanh Del Monte – Vinamilk là chiếm được 10% thị phần, nhưng sau 2 năm thì các sản phẩm của Vinamilk trong các siêu thị lớn vẫn còn khá thưa thớt. Dự kiến thị phần hiện tại của Vinamilk tại Philippines chỉ được khoảng 1-2%. Nếu ván bài của Vinamilk tại Philippines thành công, liệu lại có 1 thời kỳ huy hoàng nữa của Vinamilk như thị trường sữa tại Việt Nam 15 năm trước đây?
THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI PHILIPPINES Tuần đầu tiên chơi ở Bohol – Philippines, khi muốn mua sữa tươi cho 2 bé uống, tôi đã nhận ra rằng giá sữa tươi quá đắt và thực sự không có nhiều lựa chọn lắm. Trong 1 gian hàng 7Eleven, chúng tôi tìm kiếm mỏi mắt mới được 3 loại sữa trắng hộp nhỏ 180ml. 1 loại của Nestle, 1 loại nhập khẩu hoàn toàn. Giá trung bình cũng tầm hơn 40 peso (tức khoảng 20.000 VNĐ). Rẻ nhất là hộp sữa của Vinamilk với giá khoảng hơn 30 peso (khoảng 15.000 VNĐ). Hiện tại, tôi ở Cebu – thành phố lớn thứ 2 của Philippines. Và tôi thấy thị trường sữa ở Philippines đúng là thực sự có vấn đề. Thị phần lớn nhất thuộc về Bear Band, Milo (đều là công ty con của Nestle). Sữa tươi uống liền ở đây thiếu đa dạng và siêu đắt. Tôi ước mình đang Winmart – Times City quá. Kệ sữa vô cùng nhiều lựa chọn: không đường, ít đường, có đường, đủ các loại hương vị, sữa chua, váng sữa không thiếu một cái gì; giá cả chỉ chưa bằng ½ giá sữa tươi tại Philippines. Ấy thế mà giữa thành phố Cebu, tôi lại chẳng dám bỏ tiền ra mua sữa tươi cho con gái uống với giá khoảng 20.000 VNĐ / hộp. Vậy là tôi tìm đến dòng sữa bột gói. Dòng này thì đa dạng hơn và giá cũng hợp lý hơn. 1 gói bé đủ pha 1 cốc sữa được bán khoảng từ 9 – 12 peso (khoảng 4000 – 6000 VNĐ) tùy hãng. Theo số liệu từ các báo cáo về ngành sữa Philippines: - Philippines hiện đang nhập khẩu tới 99% nhu cầu sữa trong nước. - Chính vì vậy, giá sữa tươi luôn cao ngất ngưởng do chi phí vận chuyển và sự mất giá của đồng Peso. Giá sữa bột thì dễ chịu hơn vì dễ vận chuyển, bảo quản. - Sản lượng sữa trên mỗi đầu bò, trâu, dê sữa của Philippines rất thấp (chỉ khoảng bằng 1/3 so với sản lượng của Mỹ) - Quy mô đàn của Philippines cũng rất nhỏ. Trung bình mỗi trang trại nuôi bò, trâu, dê sữa chỉ khoảng 1.5 ha. - Hiện tại nhu cầu sử dụng sữa trên đầu người Philippines chỉ bằng 1/10 so với Mỹ. - Người dân Philippines tiêu dùng cho sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa khoảng 3% chi tiêu thực phẩm (so với Việt Nam là khoảng 4.2%). - Trong khi Philippines đang là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, đang bước thời kỳ dân số trẻ, với mức tăng trưởng kép thị trường sữa là 5.6% / năm (so với Việt Nam là 4% / năm). Nói chung nhìn số liệu thì có vẻ có tương lai đấy, nhưng Vinamilk qua thương vụ hợp tác 12 triệu USD với Del Monte vào tháng 8/2022 mà đến giờ vẫn còn rất chật vật tại thị trường này. Dù cho mục tiêu của Liên doanh Del Monte – Vinamilk là chiếm được 10% thị phần, nhưng sau 2 năm thì các sản phẩm của Vinamilk trong các siêu thị lớn vẫn còn khá thưa thớt. Dự kiến thị phần hiện tại của Vinamilk tại Philippines chỉ được khoảng 1-2%. Nếu ván bài của Vinamilk tại Philippines thành công, liệu lại có 1 thời kỳ huy hoàng nữa của Vinamilk như thị trường sữa tại Việt Nam 15 năm trước đây?
Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm 2023
Thông tin trên báo Chính Phủ, trước đó, tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 tổ chức sáng 3/3, đại diện Bộ GD&ĐT đã chia sẻ chi tiết cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm nay.
Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần (công thức tính mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường).
Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.
Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.
Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của vài năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).
Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định trước đây, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.
Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.
Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác; các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.
Năm 2023, các trường sẽ phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các phương thức; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển.
Để hạn chế nhầm lẫn, sai sót của thí sinh về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và vấn đề thí sinh tự do, các sở GD&ĐT, các trường THPT tăng cường truyền thông, hướng dẫn thí sinh.
Thí sinh nộp minh chứng về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên tại thời điểm đăng ký dự thi, điểm tiếp nhận chịu trách nhiệm về kết quả rà soát, xác nhận ưu tiên cho thí sinh, áp dụng điểm ưu tiên.
Chi tiết lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
Theo kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023 của Bộ GD&ĐT: Năm 2023, Bộ GD&ĐT giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm trước.Thông tin trên Vietnamnet, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 vào 8h ngày 18/7.
Các đơn vị đăng ký dự thi thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo từ ngày 18/7 đến hết ngày 27/7, tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 5/8; xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo hoàn thành chậm nhất ngày 12/8.
Đối với những thí sinh xét tuyển đại học, bắt đầu từ ngày 10-30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có 7 ngày để nộp lệ phí xét tuyển, từ 31/7 đến ngày 6/8/2023.
Thí sinh sẽ nhận kết quả (điểm chuẩn) ngày 22/8 và xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 6/9/2023.
Riêng khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 25/7/2023. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển
Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ có 20 ngày, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 3 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.
Năm nay, có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 968.160, chiếm 94,42%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 57.104, chiếm 5,58%. Tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.155, chiếm 3.33%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 323.187, chiếm 31,52%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 566.921, chiếm 55,30%.
Tổng số thí sinh dự thi là 1.012.398 đạt tỉ lệ 98,86% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, môn Ngữ văn: 99,65 %; Toán: 99,63%; Khoa học Tự nhiên: 99.72%; Khoa học Xã hội: 99,62%; Ngoại ngữ: 99.61%;