Dinh Độc Lập hay còn được biết đến với cái khác là Dinh Norodom là một trong những di tích lịch sử tham quan biểu tượng của Sài Gòn với diện tích hơn 12 ha và nằm ngay trung tâm con đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q1. Bên trong Dinh là công trình kiến trúc xa hoa mang đậm dấu ấn thời gian. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về Dinh Độc Lập thì hãy cùng Đỡ Buồn điểm qua những tin tức đầy bổ ích cùng những hình ảnh đầy hoài niệm trong bài viết dưới đây nhé!
Dinh Độc Lập hay còn được biết đến với cái khác là Dinh Norodom là một trong những di tích lịch sử tham quan biểu tượng của Sài Gòn với diện tích hơn 12 ha và nằm ngay trung tâm con đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q1. Bên trong Dinh là công trình kiến trúc xa hoa mang đậm dấu ấn thời gian. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về Dinh Độc Lập thì hãy cùng Đỡ Buồn điểm qua những tin tức đầy bổ ích cùng những hình ảnh đầy hoài niệm trong bài viết dưới đây nhé!
Dưới đây một số hình ảnh bên ngoài của Dinh Độc Lập trước năm 1975:
Một số hình ảnh nội thất sang trọng bên trong Dinh Độc Lập:
Tuy đã qua nhiều lần “thay da đổi thịt” nhưng những giá trị về tinh thần cũng như hiện vật tại Dinh Độc Lập vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Nơi đây không chỉ là địa điểm tham quan lịch sử nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam về sự anh dũng và hiên ngang của dân tộc qua những năm tháng mưa bom, loạn lạc và mất mát.
Dù cho, Sài Gòn đã có nhiều đổi mới thì hình ảnh Dinh Độc Lập tráng lệ và hoài niệm vẫn là ký ức hiện hữu qua từng thế hệ của người dân Sài Gòn. Nếu bạn có dịp đến Sài Gòn dạo chơi thì đừng bỏ qua cơ hội khám phá địa danh đặc biệt này nhé!
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đúng 5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. Xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh-pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ-pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa-lái xe. Tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên-pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng-Đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập-lái xe.
Sau khi tràn qua cầu Sài Gòn, trên hướng tiến công của Quân đoàn 2, lực lượng đột kích thọc sâu của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 chia thành hai mũi theo đại lộ Thống Nhất và đại lộ Hồng Thập Tự tiến về dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Trên đường đến Dinh Độc Lập, xe tăng 843 đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch; 11 giờ ngày 30-4-1975, xe tăng đã húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, sau đó bị chết máy. Xe tăng 390 đi sau lập tức xông lên húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe và chạy lên nóc Dinh Độc Lập cắm lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trước đó, xe tăng 843 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc và quyết thắng”. Từ ngày 26 đến 29-4-1975, xe tăng 843 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Nước Trong.
Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về Tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Kết thúc triển lãm, xe tăng 843 trở về làm nhiệm vụ huấn luyện tại Lữ đoàn 203 cho đến năm 1979 thì được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và được công nhận Bảo vật quốc gia đợt 1, ngày 1-10-2012.
Đây là hiện vật có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế, là vật chứng xác thực ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử.
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh tầng 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế, không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m² (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m², cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Khu này có 03 tầng lầu, 02 gác lửng, 01 sân thượng, 01 tầng nền và tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m² chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Xung quanh Dinh là những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ, những chậu cây kiểng quí và 04 sân quần vợt phía sau khu nhà chính.
Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công vào Đà Nẵng và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cho đến năm 1867, Pháp đã chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ bao gồm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang). Sau đó, Pháp bắt đầu thiết kế và cho xây dựng một Dinh thự cho Thống đốc Nam kỳ lưu trú và đặt tên là Dinh Norodom.
Công trình kiến trúc bậc nhất này do viên thống đốc người Pháp là ông La Grandière chỉ đạo và khởi công vào đầu năm 1868 và hoàn tất vào năm 1871. Trong suốt khoảng thời gian xâm chiếm Đông Dương từ năm 1887 – 1945, Dinh là nơi ở và nơi làm việc của chính quyền Pháp.
Đến tháng 3/1945, khi phát xít Nhật tiến hành đảo chính chính quyền Pháp với âm mưu độc chiếm Đông Dương thì Dinh độc lập lại trở thành nơi làm việc của quân Nhật. Nhưng chỉ sau 6 tháng ngắn ngủi (9/1945) Nhật thất bại tại chiến tranh Thế Giới thứ II và quân Pháp một lần nữa quay lại chiếm lấy các tỉnh Nam bộ và Dinh cũng nhanh chóng thành cơ quan đầu não đưa ra các chiến lược xâm chiếm của Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 7/5/1954, quân Pháp chịu thất bại nặng nề tại chiến dịch Điện Biên Phủ và buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ để rút về nước. Ngay sau sự kiện này, thì quân Mỹ đã lợi dụng thời cơ nhảy vào Việt Nam để thực hiện ý đồ chiếm lấy các tỉnh Nam Kỳ. Đây là lý do, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền.
Cùng thời điểm đó, Dinh Norodom được chuyển giao lại giữa chính quyền Pháp và chính quyền Sài Gòn. Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ quyết định đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã phế truất vua Bảo Đại và lập nên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, Dinh Độc Lập cũng trở thành nơi ở của Ngô Đình Diệm cùng gia đình. Bên cạnh đó, vì sự độc tài cùng với những chính sách đàn áp của ông đã gây nên bất bình và phẫn uất cho nội các chính quyền Sài Thành.
Vào đầu năm 1962, phần cánh chính của Dinh Độc Lập bị sập hoàn toàn do bom của hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc phe đảo chính thực hiện. Để khôi phục Dinh, Ngô Đình Diệm đã cho san phẳng Dinh cũ để xây dựng một Dinh mới theo thiết kế của ông Ngô Viết Thụ – kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên giành giải thưởng danh giá “Khôi nguyên La Mã”.
Ngày khởi công xây dựng lại Dinh Độc lập là 1/7/1962. Trong thời gian này, gia đình Ngô Đình Diệm chuyển tới Dinh Gia Long để sinh sống (bây giờ là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Nhưng công trình chưa hoàn thành thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát vào tháng 11/1963 và vì vậy vào ngày khánh thành Dinh Độc Lập mới được ông Nguyễn Văn Thiệu – Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia làm chủ tọa.
Ông Nguyễn Văn Thiệu cũng là vị lãnh đạo có thời gian sống tại Dinh Độc Lập lâu nhất (từ 10/1967 đến 21/4/1975) và ông cũng là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa tại thời điểm bấy giờ.
Ngày 30/4/1975, xe tăng số hiệu 843 của quân giải phóng Đại độ 4, Tiểu đoàn 1 và xe tăng số hiệu 230 thuộc Quân đoàn 2 đã dẫn đầu đội hình và húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đến là xe tăng số hiệu 390 đã húc vào cổng chính và tiến vào phía bên trong Dinh.
Đến 11h30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – là đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã leo lên nóc Dinh Độc Lập tháo lá cờ 3 sọc xuống và kéo lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Lá cờ bay phấp phới trong niềm vui sướng tột độ của quân dân nước ta sau 30 năm chiến tranh gian khổ.
Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuối cùng nhân dân ta đã thực hiện được ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khiến hai miền Nam – Bắc sum họp. Về sau Dinh Độc Lập đã trở thành nơi tham quan lịch sử nổi tiếng của người dân Sài Gòn nói chung và cả nước nói riêng.
Trước đây Dinh thự này được gọi là Dinh Norodom theo tiếng Pháp những trải qua nhiều thăng trầm cũng như những biến động của lịch sử thì tên gọi chính thức của nó là Dinh Độc Lập. Nhưng vẫn còn nhiều cách gọi nhầm lẫn của Dinh Độc Lập là Dinh Thống Nhất hay Hộ trường Thống Nhất.
Hội trường Thống Nhất là tên cơ quan quản lý Dinh Độc Lập được thành lập vào năm 2013. Còn cái tên Dinh Thống Nhất được xuất phát từ sự kết hợp của Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất, nhưng cái tên này thực tế không tồn tại với văn bản chính thức nào cả.
Tuy nhiên cái tên Dinh Norodom hay Dinh Độc Lập đều mang nhiều ý nghĩa về mặt lịch sử và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Ở mỗi thế hệ khác nhau thì hai cái tên này luôn mang đến những giá trị tinh thần vô giá riêng.