Thời gian xét xử dự kiến diễn ra từ ngày 8.12 - 6.1.2023, do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) có 3 kiểm sát viên, gồm: bà Lê Thị Đông, ông Phạm Văn Hiền và ông Châu Hoàng Sơn.
Thời gian xét xử dự kiến diễn ra từ ngày 8.12 - 6.1.2023, do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) có 3 kiểm sát viên, gồm: bà Lê Thị Đông, ông Phạm Văn Hiền và ông Châu Hoàng Sơn.
Sáng ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử (8.12), an ninh phiên tòa được thắt chặt. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bảo vệ tòa án canh gác ở lối ra vào khu vực xét xử để kiểm tra giấy tờ người tham dự phiên tòa. Lực lượng CSGT điều tiết giao thông ở các tuyến đường xung quanh tòa án; nhân viên y tế túc trực ở tòa để theo dõi và thăm khám sức khỏe cho các bị cáo.
Do số lượng bị hại đặc biệt lớn, trước phiên xét xử, TAND TP.HCM đã có thông báo đến các bị hại về thời gian xét xử và kế hoạch xét hỏi. Các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia phần xét hỏi từ ngày 13 - 21.12.2022. Bị hại chỉ cần đến đúng thời gian theo thông báo và mang theo phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ tùy thân.
Từ sáng 8.12, đã có hàng trăm bị hại đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên xét xử và được thư ký tòa hướng dẫn. Đến khoảng 8 giờ 30, HĐXX khai mạc phiên tòa và mất gần 2 tiếng để phổ biến nội quy phiên tòa, thẩm vấn lý lịch…
Chủ tọa Trần Minh Châu cho biết thời gian xét xử diễn ra liên tục từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và xét xử cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, đại diện VKS đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.
Ngày đầu tiên xét xử vụ án, thêm nhiều bị hại đến tòa án làm thủ tục
Do số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người nên trước đó, HĐXX đã thông báo đến các bị hại và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu người dân chưa có trong danh sách bị hại nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh, HĐXX vẫn xem xét. Quá trình xét xử, tòa vẫn sẽ tiếp nhận và khi xét hỏi sẽ đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện), Nguyễn Thái Lực (31 tuổi, em ruột của Luyện và Lĩnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và Võ Thị Thanh Mai cùng 18 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài tội danh trên, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm) và Nguyễn Thái Lực còn bị đưa ra xét xử thêm về tội “rửa tiền”. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) bị đưa ra xét xử về tội “rửa tiền”.
Trong vụ án, bị cáo Võ Thị Thanh Mai được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh.
Đây là vụ án với nhiều con số “khủng”; hồ sơ hơn 1 triệu bút lục được chở đến tòa bằng 2 xe tải. Có 3.986 bị hại đến từ các tỉnh thành trong nước và 100 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hơn 40 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại.
Để phục vụ cho phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng 3 rạp lớn với khoảng 2.000 chỗ ngồi và chuẩn bị màn hình lớn, bục khai báo, camera... tại sân tòa để người tham gia phiên tòa theo dõi, trình bày ý kiến. Đội ngũ phục vụ phiên tòa khoảng 200 người, gồm: lực lượng an ninh phiên tòa, nhân viên y tế, phòng cháy chữa cháy…
Theo cáo trạng, Công ty Alibaba được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; thay đổi lần thứ 3 vào năm 2017 với vốn điều lệ 1.700 tỉ đồng. Nguyễn Thái Luyện thành lập 22 công ty và chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên để nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất nông nghiệp tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận…
Các cá nhân này sau khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, ủy quyền lại cho các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba mà Luyện thành lập. Từ đó, Luyện đã “vẽ” lên các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp; phân lô, tách thửa trái quy định và dùng truyền thông để quảng cáo bán dự án.
Luyện thu hút khách hàng bằng cách cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Khi đến hạn, hầu hết khách hàng đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết. Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các “hợp đồng quyền chọn” hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực chất, các dự án trên được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn, không phải là đất thổ cư như trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện. Tổng cộng, Luyện và đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, lừa bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.
Đối với hành vi rửa tiền, ngày 21.11.2019, bị cáo Mai chỉ đạo Lĩnh nộp 50 tỉ đồng tiền khách hàng mua đất tại Công ty Alibaba vào tài khoản của Lực và chỉ đạo Lực rút tiền, mở sổ tiết kiệm. Sau đó, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỉ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng và chỉ đạo Thắng rút 18 tỉ đồng để mua 2 căn nhà tại tỉnh Đồng Nai; còn lại 13 tỉ đồng.
Đến tháng 9.2019, khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi (hơn 13,9 tỉ đồng) vào tài khoản do Mai đứng tên. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai để trả nợ, tiêu xài. Cả 3 đều thừa nhận biết đây là tiền bất hợp pháp, do Luyện lừa đảo mà có.
Dự kiến hôm nay (9.12), phiên tòa bước vào phần xét hỏi.
Sáng 26-9, chị Nguyễn Thị Ngọc Phương (tiểu thương chợ Phú Lâm, quận 6, TP HCM) cùng 30 người đến Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP HCM để khai báo về việc mua phải dự án "ma" có tên "Khu dân cư Triều An" nằm tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.
Trước đó, chị Phương và nhiều người đã tìm đến trụ sở Công ty Angel Lina (chủ đầu tư dự án nói trên) đóng trên địa bàn quận 1 nhưng giờ đây căn nhà trống, tấm bảng ghi tên công ty đã tháo xuống. Tiếp tục, sang một trụ sở khác tại quận 7 thì hàng loạt khách hàng giật mình… đây là phòng tập gym. "Tra cứu trên mạng nhận thấy công ty dời sang trụ sở khác tại quận Tân Bình. Nhanh chóng tìm đến, tôi bị sốc khi giờ đây trụ sở là phòng trọ, người đại diện công ty chỉ là một nữ nhân viên" - chị Phương nói trong nước mắt. Theo chị Phương, tổng số tiền chị bỏ ra để "đầu tư" miếng đất rộng hơn 50 m2 của Công ty Angel Lina là gần 1,5 tỉ đồng.
Khu đất thuộc dự án “ma” của Công ty TNHH MTV Kinh doanh nhà Năm Tài lừa bán trên địa bàn quận Bình Tân, TP HCM
Chị Phương kể do hợp đồng có ghi nếu quá thời hạn không bàn giao đất nền sẽ bị bồi thường hợp đồng 50% số tiền đã nhận nên chị mới đầu tư. Nhưng giờ công ty "mất tích" , khách hàng không biết bám víu vào ai để lấy lại tiền. "Tôi dù mất tiền nhưng còn sức khỏe; có những khách hàng khi biết công ty "mất tích" đã bị đột quỵ phải đi cấp cứu. Bởi đây gần như toàn bộ tài sản tích góp hàng chục năm lao động tại TP HCM của họ. Ngoài ra, không ít khách hàng góp vốn giờ đang bị giang hồ đe dọa do vay mượn tiền không có khả năng chi trả" - chị Phương kể tiếp.
Chị Phương kể lại chuyện mình bị lừa bên dự án “ma” của Công ty Angel Lina
Đây không phải là dự án duy nhất có dấu hiệu lừa đảo. Kể về quá trình sập bẫy bởi Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Tiến Thêm, ông Trần Văn Hoàng (51 tuổi; ngụ phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết khi biết thông tin dự án của Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Tiến Thêm khá hấp dẫn, ông đã liên hệ và được 2 nhân viên tìm đến tận nhà tư vấn và xuất trình sổ đỏ thuộc khu đất giáp rạch Rỗng Tùng (phường Thạnh Xuân, quận 12). Các nhân viên này còn mở một phần mềm cho rằng "quy hoạch đô thị" để chứng minh khu đất đã hoàn tất pháp lý, thủ tục. "Thấy giá đất rẻ và số tiền đầu tư không nhiều nên tôi ký hợp đồng đặt cọc 300 triệu đồng" - ông Hoàng kể và cho biết sau đó phát hiện khu đất được chia ra hơn 60 lô và rao bán dưới mác "dự án" là đất công viên do nhà nước quản lý. Tìm đến địa chỉ công ty thì ông Hoàng tá hỏa khi đây là căn nhà bỏ trống, mặt bằng thuê đã trả lại trước đó 4 tháng.
UBND quận 12 thừa nhận thời gian qua, trên địa bàn quận nở rộ tình trạng công ty bất động sản, môi giới bất động sản đăng tải những thông tin không đúng sự thật và tự ý làm giả giấy tờ như sổ đỏ, bản đồ quy hoạch để lừa đảo người dân mua các dự án "ma". Trong đó tập trung nhiều nhất trên địa bàn phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc. Trong khi tại quận Bình Tân cơ quan chức năng đã sàng lọc, tìm hiểu thông tin rao bán trên Facebook, Zalo và nhận diện được 9 khu đất đang bị phân nền trên giấy có dấu hiệu phân lô trái phép tại 6 phường.
Chỉ tính 2 địa phương trên đã có hàng chục dự án "ma" được rao bán. Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Tiến Thêm (trụ sở quận 12) phân lô trái phép dự án thuộc thửa đất số 101, 113, 114, 115 tờ bản đồ số 2 (tài liệu 2004-2005) giáp rạch Rỗng Tùng, phường Thạnh Xuân, quận 12. Công ty TNHH Phát triển nhà ở Nabla Land (trụ sở quận Bình Tân) lừa bán thửa đất số 408, tờ bản đồ số 62, quận 12. Ngoài ra công ty này còn tự ý xây tường rào tại thửa đất gần hẻm 480 đường Mã Lò (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) trên đất trường học để bán cho khách hàng.
Người dân căng băng rôn biểu tình trước của công ty Angel Lina
Công ty Hoàng Kim Land, có trụ sở quận 7 nhưng lừa bán khu đất gần hẻm 175/2 Hồ Văn Long, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Công ty Đất Vàng Hoàng Gia (trụ sở quận 1) đang lừa bán khu đất thuộc quy hoạch đất giáo dục nằm tại mặt tiền đường Liên khu 5-6, đối diện cửa hàng Bách Hóa Xanh, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Công ty TNHH MTV Kinh doanh nhà Năm Tài (quận Bình Tân) đang lừa bán đất ở đường Kinh 2, khu phố 4, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân. Riêng Công ty Angel Lina (trụ sở quận 1) rao bán nền trong khu đất thuộc quy hoạch trường học và đường dự phóng, có một phần đất ở nằm tại phường An Lạc, quận Bình Tân. Ngoài ra, công ty này còn rao bán hàng loạt dự án "ma" khác ở quận Bình Tân…
Công ty CP Thiết kế Xây dựng Địa ốc Đại Phúc Real (trụ sở quận 9) đang phân lô trái phép dự án tại khu đất mặt tiền đường Lò Lu, tổ 1, khu phố Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9 với tên "Khu dân cư cao cấp Long Phụng 1".
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho rằng hiện nay các quy định pháp luật còn kẽ hở, sự lơ là từ cơ quan chức năng địa phương khiến các công ty hoạt động hình thức mua bán dự án "ma" hoành hành. Luật sư Nguyễn Anh Minh, Đoàn Luật sư TP HCM, phân tích rằng chính việc phát hiện công ty môi giới bán dự án "ma" nhưng cách xử lý của cơ quan chức năng là tuyên truyền, nhắc nhở nên các đối tượng tiếp tục lộng hành.
Trước thực trạng trên, lãnh đạo UBND quận 12 cũng nhìn nhận việc bán dự án "ma" là hình thức lừa đảo nhưng lâu nay, khách hàng và các đối tượng môi giới xem đây là hình thức tranh chấp dân sự, mua bán giao dịch đều dựa trên hợp đồng. "Vì vậy, hiện UBND quận 12 đang khảo sát lại tất cả, nếu thấy dự án nào lấy đất công, đất nhà nước, đất không thuộc diện quy hoạch khu dân cư mà phân lô, bán nền thì quận sẽ có văn bản chuyển công an đề nghị xử lý hình sự" - lãnh đạo UBND quận 12 nhấn mạnh.
Người dân căng băng rôn biểu tình trước của công ty Hoàng Kim Land
Tương tự, ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết các công ty liều lĩnh đến mức tự lập dự án trên đất trường học, đường dự phóng, công viên cây xanh… để phân lô bán nền. "Trước thực trạng này, chúng tôi đã có chỉ đạo phát thông báo, cắm cọc để người dân cảnh giác. Đồng thời, cử cán bộ kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện đối tượng đập bỏ bảng hiệu, xịt sơn thì sẽ có biện pháp xử lý. Ngoài ra, UBND quận đã có văn bản đề nghị công an vào cuộc điều tra xử lý hình sự" - ông Thinh nêu.
Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP HCM cho hay đến thời điểm hiện tại, hơn 40 khách hàng tố cáo Công ty Angel Lina lừa đảo với số tiền lên đến hơn 50 tỉ đồng. Ngoài ra, cơ quan công an đang tiếp nhận đơn tố cáo của khách hàng đối với gần 20 công ty với nhiều dự án khác nhau trên địa bàn TP, trong đó tập trung tại quận Bình Tân, Thủ Đức, 12 và quận 9.
Tại tỉnh Đồng Nai - nơi có đến 29 dự án "ma" của Công ty CP Địa ốc Alibaba, ngày 26-9, cơ quan chức năng cho hay ngoài việc tiếp nhận đơn tố cáo của khách hàng, họ còn vất vả giải quyết hậu quả mà công ty này để lại.
Ông Dương Bình, cán bộ địa chính xã Long Phước, khẳng định các khu đất Alibaba rao là dự án tại xã đến nay vẫn là đất trống, có 3 đoạn đường nhựa được xây dựng trước đó có sự đồng ý của UBND huyện Long Thành, căn cứ vào Quy định số 25 của UBND tỉnh Đồng Nai về hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, khẳng định các dự án ảo do Công ty Alibaba tự vẽ nên, chưa được sự cho phép của chính quyền nên không có căn cứ pháp lý, không ai được xây dựng trên đất. Về việc để Công ty Alibaba tự ý san ủi đất, phân lô bán nền suốt thời gian dài, trước đó UBND huyện Long Thành cho biết một số cán bộ đã bị huyện xử lý kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo, chuyển công tác. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, ông Đặng Minh Đức, cho rằng do người dân bất chấp cảnh báo của chính quyền khi mua đất dự án trái phép nên mắc bẫy.
Gần 1.000 khách hàng tới công an tố cáo công ty Alibaba lừa đảo sau 3 ngày
Dự án "ma" kiểu Alibaba - Những dấu hiệu nhận biết
Hà Nội: Không thiếu các dự án “ma”
Một diễn biến khác, sáng cùng ngày, Công an TP HCM cho hay đã thi hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Nguyễn Thái Lực (em ruột của Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Alibaba). Nguyễn Thái Lực bị tạm giữ để lấy lời khai liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Alibaba. Ông Nguyễn Thái Lực là giám đốc Công ty Địa ốc Xanh (trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Công ty Địa ốc Long Thành ALI (trụ sở tại tỉnh Đồng Nai).